Kết quả tìm kiếm cho "Ký ức tết"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 336
Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Tri Tôn thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Từ đó, rừng được phục hồi, phát triển; môi trường sinh thái được cải thiện; nguồn sinh thủy được đảm bảo, tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững.
Vẻ đẹp hết sức nổi bật của loài hoa này khiến nhiều người mê mẩn, thích trưng cắm trong nhà mà không biết rằng, loại hoa này chứa chất độc thần kinh.
Nhiều lần gặp lại hình ảnh “bác tài” gồng mình chở khách, chở hàng trên chiếc xe lôi đạp, tôi có chút bồi hồi cho cái nghề quá vãng. Rồi đây, xe lôi đạp liệu có còn xuất hiện trên phố xá đông vui, khi xã hội đang ở thời hiện đại với đủ thứ phương tiện giao thông?
Những năm gần đây, nhạc Việt có sự thay đổi khá rõ rệt về cả chất lượng, nội dung lẫn thể loại. Nhiều người cho rằng, nhạc Việt đang quá “dễ dãi” cả về ca từ lẫn giai điệu, có xu hướng chạy theo thị hiếu đại chúng nhiều hơn. Chính vì điều này mà nhiều dự án âm nhạc được đầu tư hoành tráng, nhưng nghe xong vài tháng đã bị lãng quên.
Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, quần thể kiến trúc cổ đặc trưng Hội An đã bước sang trang mới. Cùng với những không gian nhà cổ quyến rũ, ẩn sâu bên trong vẻ đẹp trầm mặc của phố cổ là cả một kho tàng văn hóa được bảo tồn, phục dựng một cách sáng tạo, làm nên hồn cốt một đô thị cổ di sản.
Mùa Xuân đã về trên khắp phố phường, hàng vạn thanh niên cả nước đang đếm từng ngày tham gia ngày hội tòng quân, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ đối với Tổ quốc. Trong số đó, tỉnh An Giang có duy nhất 1 nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, với nhiệt huyết của tuổi trẻ quê hương Bác Tôn.
Một mùa Xuân nữa lại về với những người con đất Việt, đặc biệt là đối với những kiều bào ở xa Tổ quốc. Với chị Trương Thị Thanh Hương một kiều bào đã nhiều năm giới thiệu, quảng bá các món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt trên đất Mỹ, thì Tết là dịp để chị thoả sức sáng tạo và thể hiện tình yêu quê hương, hướng về cội nguồn thông qua sự độc đáo của phong vị Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Bao mùa Tết trôi qua, nhưng hình ảnh mẹ nướng bánh phồng trong đêm giao thừa vẫn luôn hiện hữu, như một ký ức ấm áp không thể phai nhòa. Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi trào dâng cảm giác bồi hồi, như thể không khí đêm giao thừa năm ấy vẫn còn đây, sống động và thân quen.
Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là lễ hội, mà còn là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ cội nguồn, đoàn tụ gia đình và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng với những người Việt xa quê, Tết mang theo một nỗi niềm khác, vừa ấm áp, vừa man mác buồn.
Lê Văn Bo (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học “A” Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) chỉ còn ký ức mơ hồ về người cha không may mất sớm, người mẹ dứt áo ra đi khi cậu bé lên ba, lên năm. Không ngờ, lúc bước vào tuổi 11, Bo lại có thêm nhiều người cha, bắt đầu đón những ngày yêu thương đong đầy. Tết năm nay mang ý nghĩa đặc biệt vô cùng với cậu bé.
Tết không chỉ là dịp sum vầy, mong ước những điều mới mẻ, mà còn để hoài niệm về những ký ức một thời, nhớ về nguồn cội. Tết xưa với những hình ảnh trong trẻo của không khí Tết truyền thống như sợi dây níu giữ, chuyển tiếp những nét văn hóa xưa qua từng thế hệ vào mạch sống hiện đại.
Qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng.